[Sách Ảnh Ấn] Triết Học Phật Giáo Việt Nam - Nguyễn Duy Hinh

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh NXB: Văn hoá Thông tin Hình thức: Bìa Cứng
Định dạng:
Giá bán: 250.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Nội dung chủ yếu của tác phẩm là bàn về triết học Phật giáo trong Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đầu tiên được các nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn đi đường biển đến Luy Lâu (Dầu) nay thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh mà tư liệu hiện biết là dưới thời Sĩ Nhiếp (làm thái thú Giao Châu năm 187) khoảng thế kỷ II công nguyên. Sĩ Nhiếp có nhiều người Hồ cầm hương đi theo xe. Những người Hồ đó chính là nhà sư Ấn Độ. Nhiều nhà sư Ấn Độ đến Luy Lâu rồi tiến lên phương Bắc vào nội địa Trung Quốc. Một nhà sư đã ở lại Luy Lâu truyền giáo. Đó là Cà-la Xà-lê (Kala Acarya = Tôn sư đen, sau này diễn biến thành Khâu Đà La) truyền giáo cho Man Nương. Hình thành sơn môn Dâu.

Khoảng năm 195 dưới thời Hán Linh Đế, Mâu Tử chạy loạn đến Luy Lâu nương tựa Sĩ Nhiếp đã viết cuốn Mẫu tử Lý Hoặc Luận phản ảnh tư tưởng Phật giáo Dâu. Về sau Khương Tăng Hội [?-280], con của một thương nhân Ấn Độ đến Luy Lâu buôn bán học Phật giáo tại Luy Lâu, biên soạn Lục Độ tập kinh, đến năm 247 lên Kiến Nghiệp dựng chùa Kiến Sơ độ tăng dưới thời Ngô Tôn Quyền.

Tư liệu về Cà-la Xà-lê ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái, một tác phẩm có tính chất văn học dân gian, dễ dẫn đến nghi ngờ về tính xác thực. Nhưng tư liệu về người Hồ trong truyện Sĩ Nhiếp có trong sử cổ Trung Quốc và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của nước ta. Tư liệu về Lý Hoặc Luận của Mâu Tử ghi trong Hoằng Minh Tập của Tăng Hựu (455-548). Truyện Khương Tăng Hội có trong Xuất Tam Tạng Ký Tập của Tăng Hựu, Cao Tăng Truyện của Huệ Hạo (497-554). Ba sách này đều là văn bản Phật giáo Trung Quốc, không thể nghi ngờ về tính xác thực.

Cho nên sơn môn Dâu do tu sĩ từ Ấn Độ theo đường biển trực tiếp truyền nhập nước ta là điều khẳng định. Đó là cơ tầng Phật giáo Việt - Ấn có trước khi Phật giáo Trung Quốc truyền nhập.

Cơ tầng Phật giáo Việt - Ấn này tồn tại khoảng từ thế kỷ II đến thế kỷ V công nguyên. Sau đó Phật giáo Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, hình thành thượng tầng Phật giáo Việt - Trung hay nói cho đúng hơn Việt - Ấn - Trung. Hiện nay vẫn có người cho rằng Phật giáo Việt Nam do Phật giáo Trung Quốc truyền. Nói như vậy không đúng sự thực lịch sử.

Sau khi Khương Tăng Hội lên Kiến Nghiệp năm 247 thì còn có tư liệu về hai nhà sư nước ta vào nội địa Trung Quốc tiếp tục tu hành: Huệ Thắng (430-519), Thích Đạo Thiền (457-527). Tư liệu về hai ngài có trong Tục Cao Tăng Truyện của Đạo Tuyên làm năm 645. Và một nhà sư Trung Quốc là Đàm Hoằng đến chùa Tiên Châu Sơn nước ta tu hành rồi tự thiêu năm 455. Năm 580 nhà sư Độ Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) sau khi sang Trung Quốc thì đến Dâu gặp nhà sư nước ta là Pháp Hiền, tu hành tại đây mà sách cũ do đó gọi phái Tì Ni Đa Lưu Chi hay phái Diệt Hỉ và cho là thuộc Thiền Tông, nhưng theo tôi Tì Ni Đa Lưu Chi không thuộc Thiền Tông tuy ông có gặp Tăng Xán một lần. Thiền Tông do Vô Ngôn Thông truyền vào nước ta.

Thế kỷ thứ VII có một số nhà sư Trung Quốc đến nước ta cùng một số nhà sư nước ta sang Sri Lanka hay Ấn Độ cầu pháp. Nghĩa Tịnh (635-713) đã ghi lại sự tích của họ trong Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện.

Năm 820 thiền sư Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ chính thức truyền Thiền Tông hình thành sơn môn Kiến Sơ hay còn gọi là phái Vô Ngôn Thông. Đó là thượng tầng Việt - Trung trong Phật giáo Việt Nam.

Đến năm 1299 Trần Nhân Tông (Trần Khẩm, năm 1258-1308) lập sơn môn Trúc Lâm hội nhập hai dòng Dâu và Kiến Sơ. Và về sau tiếp tục phát triển theo xu hướng Trúc Lâm cho đến ngày nay.

Đó là những nét cơ bản của Phật giáo Việt Nam. Ngay từ khi truyền nhập thì đã là Phật giáo Đại Thừa. Truyền thừa Phật giáo Việt Nam còn phức tạp hơn. Nhưng tác phẩm này chỉ hạn chế nghiên cứu trong phạm vi các tư liệu của Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục, Tam Tổ thực lục cùng một số tư liệu về Trần Thái Tông và Tuệ Trung thượng sĩ. Đó là những tư liệu giàu tính triết học nhất trong Phật giáo Việt Nam. Tôi đã dẫn các tư liệu đó trong cuốn Tư tưởng Phật giáo Việt Nam xuất bản năm 1999 nay dẫn lại một phần có bổ sung, hiệu chỉnh và lý giải về phương diện triết học.

Trong Tư tưởng Phật giáo Việt Nam có trình bày Phật giáo miền trung Trung Bộ, Nam Bộ và thời kỳ từ thế kỷ XV về sau. Nhưng trong tác phẩm này không đề cập đến phần đó.

Tác phẩm tất không tránh khỏi những sai sót vì triết học Phật giáo rất phong phú phức tạp đã có nhiều học giả nước ngoài dày công nghiên cứu mà vẫn chưa thành định luận thống nhất. Cho nên mong rằng các nhà nghiên cứu trong nước chỉ giáo và hi vọng mai sau có những công trình nghiên cứu khoa học hơn chính xác hơn. Còn bản thân tôi đã quá già - 75 tuổi - không đủ sức nghiên cứu sâu hơn.

Hà nội ngày 20-12-2005

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
560
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Lượt xem
237
Trọng lượng
750 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét